Posts

Tâm Tình Thiện Nguyện

Image
  thứ Ba, ngày 03 tháng 08, năm 2021 Cơn đại dịch Covid 19 đang bùng phát dữ dội tại Việt Nam. Cách riêng, tại Sài Gòn thành phố tôi đang sống cũng đã chịu thiệt hại nặng nề về mọi mặt. Cuộc sống dường như dừng lại khi mọi sinh hoạt thường nhật đã tạm ngưng chưa biết đến khi nào mới trở lại. Nhu cầu hỗ trợ y tế, con người, nhu yếu phẩm càng ngày càng tăng. Ở trong nhà suốt gần ba tháng nay, lòng tôi khắc khoải muốn được tung ra bên ngoài kia làm những công việc thiện nguyện mà người ta đang kêu gọi. Xã hội cần, Giáo Hội kêu mời, tiếng lòng thôi thúc..... Nhưng tôi không được đi.. vì sao? tôi cảm thấy thất vọng quá. Bao câu hỏi và sự bức xúc trong mình cũng chực tuôn ra. có phải nhà dòng này hay cộng đoàn này với những con người quá dè dặt không? quá lo lắng cho sự an toàn của mình ư? có phải họ cảm thấy nhút nhát để bước ra bên ngoài kia ngay cả khi có người muốn đi họ cũng không cho? có phải họ đang cố thu lại? Tôi cảm thấy buồn, thất vọng và chán nữa  Nghĩ mình cũng còn đủ t...

Sự Sống Phục Sinh!

Image
Sự Sống Phục Sinh (SSpS)! Chúa Nhật V Phục Sinh, 10/05/2020, đã trở nên ngày Chúa Nhật đáng nhớ và được nhiều người gọi như là ngày Mừng Đại Lễ Phục Sinh của năm nay. Trong ngày ấy, trong khắp cả nước Việt Nam và cách riêng trong Tổng Giáo Phận Sài Gòn, các nhà thờ lại được vang lên tiếng chuông ngân vang và được chính thức mở cửa để giáo dân trực tiếp tham dự thánh lễ chung với nhau và cùng tạ ơn Chúa sau thời gian sáu tuần tham dự thánh lễ trực tuyến và sống trong “giãn cách xã hội” vì đại dịch Covid 19. Như ý nghĩa của Phục Sinh là sự khải hoàn, là nièm hân hoan mừng vui chiến thắng, là sự bắt đầu một cuộc sống mới, việc người tín hữu lại được đến nhà thờ và cùng nhau tham dự thánh lễ cách trực tiếp là một cảm nghiệm Sự Phục Sinh rất cụ thể cho nhiều người. Có thể nói, với người tín hữu, thời gian sống giãn cách xã hội cũng là thời gian sống trong lo âu, khắc khoải, trông chờ và khao khát thiêng liêng. Chính vì thế, việc các nhà thờ lại có thánh lễ trực tiếp cho giáo dân ...

Nhận biết tiếng nói phía bên trong

Image
Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói Đức Giáo Hoàng Phanxicô cung cấp một số cách phân định những tiếng nói mà chúng ta nghe thấy trong lương tâm của chúng ta.   Phân biệt được tiếng nói của Chúa với tiếng nói của Satan là một yếu tố cho thấy rất rõ sự trưởng thành tâm linh. Vào trưa Chủ nhật, trước khi đọc kinh 'Lạy Nữ Vương Thiên Đàng', Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đưa ra một bài học nhỏ về sự phân định này:  Chúa nhật thứ tư Mùa Phục sinh hôm nay, chúng ta hướng lòng về Chúa Giêsu Mục tử nhân lành. Tin Mừng nói rằng: "Chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra." (Ga 10: 3). Chúa gọi tên ta, Ngài gọi ta vì Ngài yêu thương ta. Nhưng Tin Mừng sau đó cho chúng ta biết, có những tiếng nói khác, không được chiên nghe theo: đó là tiếng của những người lạ, của kẻ trộm và những kẻ có ý làm hại con chiên.  Những tiếng nói khác nhau này cộng hưởng trong chúng ta. Có tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng nói lời tốt lành...
Image
Dịch corona và Kỳ nghỉ Sa-bát của Mẹ Thiên Nhiên Ngày 22/4 hằng năm được chọn là ngày trái đất để con người ý thức việc bảo vệ hành tinh. Mẹ Thiên Nhiên như đang tranh thủ được một ‘kỳ nghỉ Sa-bát’ lúc con người bất đắc dĩ phải đóng băng các hoạt động của họ. Khắc Bá, SJ - CTV Vatican News Từ trên sân thượng của toà nhà, tôi nhìn bao quát xuống thành phố Roma. Nét đặc trưng lúc này chính là sự vắng lặng của hoạt động con người. Các đường phố hầu như yên ắng hoàn toàn, ngoại trừ lác đác một vài chuyến xe buýt, hay ở các ngõ ngách có mấy người vô gia cư đang chia sẻ đồ ăn cho nhau. Nhưng chính trong sự lặng lẽ đó, tôi thấy thiên nhiên nơi đây như đang hít một hơi thở thật sâu và dài để hồi sức và tự chữa lành các vết thương sau những tháng ngày mệt mỏi và bị tàn phá. Bầu khí đang mát lành trở lại vì bớt được hàng vạn ống khói xe cộ thải ra mỗi ngày. Những tiếng chim hót thánh thót hơn, hoà điệu hơn, khi không còn bị lấn át bởi âm lượng khổng lồ và hỗn tạp từ đủ thứ máy móc...

Bình an không phải là yên tĩnh nhưng là tìm kiếm hòa giải

Image
ĐTC Phanxicô: Bình an không phải là yên tĩnh nhưng là tìm kiếm hòa giải Đức Thánh Cha nói: Từ "bình an" có thể bị hiểu lầm hoặc tầm thường hóa. Bình an Kitô giáo không phải là không có bất an, điều có thể được chính Thiên Chúa gieo vào để làm lung lay sự "an ninh giả tạo của chúng ta", và nó thậm chí không phải là "biến thể" của chiến tranh "theo những cách khác hay ở những nơi khác", như xảy ra trong một thế giới toàn cầu hóa, vì lợi ích kinh tế và tài chính, khi mà "hòa bình" của một số người lại tương ứng với "chiến tranh" của những người khác. Hồng Thủy - Vatican Sau khi suy tư về ý nghĩa của đau khổ trong bối cảnh đại dịch trong bài giáo lý sáng thứ Tư Tuần Thánh 08/04, sáng thứ Tư 15/04, Đức Thánh Cha trở lại loạt bài giáo lý về các Mối Phúc. Nói về Mối Phúc thứ bảy: “Phúc cho ai xây dựng hòa bình, người ấy sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha giải thích rằng bình an trong Kinh Thánh chính là sự ...

Lựa Chọn

Image
Cuộc sống có muôn vàn lý do cho ta sống, và cũng muôn vàn lý do cho ta cười, ta khóc... Có những lý do khiến ta chao đảo, hoang mang, hụt hẫng trong đời. Cũng có nhiều lý do để ta biết ơn, lạc quan và yêu người hơn. Sự lựa chọn là phần quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cả con người và cuộc sống của tôi. Tôi chọn HY VỌNG, LẠC QUAN, BIẾT ƠN, VUI TƯƠI VÀ KHÔNG NGỪNG TIN TƯỞNG NƠI ĐÁNG ĐÃ BAN CHO TÔI CUỘC SỐNG NÀY.